Ván khuôn là gì? phân loại, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật (2024)

Ván khuôn, trong nhiều tài liệu chuyên môn thường được gọi là hệ ván khuôn hoặc “cốp pha”, do bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage, còn tiếng Anh gọi là Formwork (khuôn công tác).

Ván khuôn là gì? phân loại, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật (1)

1. Khái niệm ván khuôn là gì?

Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời bằng gỗ, kim loại, hoặc các vật liệu khác được gia công nhằm tạo hình thù các kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép. Sau khi bê tông đông cứng được tháo ra đem đi đúc công trình khác. Ván khuôn, trong nhiều tài liệu chuyên môn thường được gọi là hệ ván khuôn hoặc “cốp pha”, do bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage, còn tiếng Anh gọi là Formwork (khuôn công tác). Ván khuôn là công cụ thi công xây dựng, dùng để tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong quá trình thi công bê tông. Nó phải đủ độ cứng để không hư hỏng, gãy, phải ổn định không méo mó, biến dạng cong vênh khi đổ bê tông vào khuôn. Ván khuôn có kích thước và khối lượng các bộ phận phù hợp với biện pháp thi công; dùng được nhiều lần và phải dễ lắp dựng cũng như dễ tháo dỡ khi dùng xong.

Ván khuôn là một công cụ thi công rất cần thiết và quan trọng cho việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật nhất định.

2. Công dụng của ván khuôn trong thi công

– Chống lực đẩy của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bê tông;

– Quyết định chất lượng bề mặt bê tông.

Ván khuôn được định vị theo vị trí thiết kế nhờ giàn giáo, hoặc các phương tiện chống đỡ khác. Đa số vẫn khuôn làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại, được sản xuất trong nhà máy, công xưởng hoặc tại hiện trường xây lắp.

3. Cấu tạo của ván khuôn

Nhiệm vụ chính của ván khuôn vừa là khuôn chứa đựng vữa để tạo nên hình dạng thiết kế đã định, đồng thời chịu lực thay cho vữa và kết cấu bê tông mới đổ, khi chúng chưa có hoặc chưa đạt đủ khả năng chịu lực như thiết kế yêu cầu.

Thành phần ván khuôn bao gồm: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu.

– Sườn cứng, liên kết với ván mặt, tăng độ cứng cho ván khuôn.

– Các phụ kiện liên kết dùng để liên kết các tấm khuôn với nhau trong cùng một mặt phẳng hoặc ở những mặt phẳng khác nhau, liên kết ván khuôn với hệ chống đỡ.

Do đó, cấu tạo của tất cả các loại ván khuôn thường gồm hai phần chính:

Hệ tấm ván khuôn: có nhiệm vụ chính là bao chứa tạo hình kết cấu bê tông, ngoài ra, làm nhiệm vụ chuyển tải trọng sang hệ thành phần còn lại. (Chính xác ra, ván khuôn hay tấm khuôn chỉ là một phần của hệ thống ván khuôn. Toàn bộ các cụm từ “ván khuôn đà giáo” hay “ván khuôn, gông, giằng, văng, chống mới tương đương với hệ ván khuôn. Nhưng trong xây dựng ở Việt Nam từ ván khuôn lại thường được dùng để chỉ cho toàn bộ hệ khuôn).

Hệ chống đỡ chịu lực nằm phía bên ngoài hay bên dưới tấm khuôn: làm nhiệm vụ chịu lực chính cho toàn hệ thống kết cấu ván khuôn. Chúng bao gồm: gông, giằng, văng, chống, đà (đà ngang), giáo (giáo chống), dây tăng đơ.

Ngoài ra, ở một số loại kết cấu ván khuôn đặc biệt (như hệ ván khuôn trượt: hệ ván khuôn có thêm một số bộ phận phụ trợ, với chức năng làm sàn công tác hay làm cơ cấu dịch chuyển), ván khuôn leo, ván khuôn treo.

4. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn trong xây dựng

4.1. Ván khuôn phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh:

Ván khuôn phải đảm bảo giữ được hình dạng để chế tạo kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó (đặc biệt là ở giai đoạn thứ 2 của bê tông: giai đoạn ninh kết và đóng rắn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu ván khuôn cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ II – trạng thái giới hạn về biến dạng.

Yêu cầu của ván khuôn trong xây dựng công trình cần phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông khi ở bê tông dạng vữa và cả khi đã bê tông đã đóng rắn và kết cấu bê tông được hình thành, cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn (đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, giai đoạn mà bê tông hoàn toàn không có khả năng chịu lực nhưng lại có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời tác động vào ván khuôn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu ván khuôn cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ 1 – trạng thái giới hạn về cường độ.

4.2. Ván khuôn phải gọn, nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp

Ván khuôn là thiết bị thi công nên việc sử dụng chúng chỉ có tính tạm thời trong thời gian thi công chế tạo kết cấu bê tông. Đến khi kết cấu bê tông hình thành và đạt đến giá trị cường độ nhất định đủ để kết cấu có thể tự chịu được ít nhất là trọng lượng bản thân của mình, thì khuôn hết vai trò và cần được tháo dỡ đi và có thể được tái sử dụng. Do vậy, vẫn khuôn cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp.

4.3. Ván khuôn phải sử dụng được nhiều lần

Đối với ván khuôn gỗ phải dùng được 3-7 lần; ván khuôn kim loại phải dùng được từ 50-200 lần. Để sử dụng được nhiều lần, sau khi dùng xong phải được cạo tẩy sạch sẽ; phải bôi dầu mỡ, cất vào những nơi khô ráo.

Ván khuôn là công trình tạm, hầu hết chỉ phục vụ cho việc đổ bê tông mà không giữ lại ở công trình. Trong khuôn, hỗn hợp vữa bê tông đông cúng dân, sau khi bê tông đạt đến cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra. Có những trường hợp ván khuôn không được tháo ra mà để lại ở kết cấu (gọi là ván khuôn lưu hay ván khuôn chết).

Ván khuôn ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công, đến chi phí và chất lượng công trình. Nhiều nhà thiết kế chỉ quan tâm đến việc lựa chọn kết cấu công trình sao cho chỉ phí về vật liệu bê tông và sắt thép hạ nhất, mà không chú trọng đến yếu tố ván khuôn và biện pháp đúc bê tông công trình. Trong một số bộ phận công trình, kinh phí cho công tác vẫn khuôn còn cao hơn kinh phí cho vật tư bê tông và sắt thép của bộ phận công trình đó.

Ván khuôn tuy chỉ là một kết cấu tạo hình và chống đỡ tạm thời, nhưng người thiết kế vẫn phải có trách nhiệm tạo dựng hệ kết cấu tạm thời đó, phải đảm bảo vững chắc, ổn – định và an toàn. Đã có những trường hợp ván khuôn bị bung, bể trong khi đúc bê tông, hoặc cơn lốc làm bay cả hệ thống vẫn khuôn. Mọi sự cố về ván khuôn dù nhỏ cũng làm trì hoãn thi công, làm tăng giá thành công trình và gây tai nạn cho người.

4.4. Các yêu cầu khác

Dù tạo ở đâu, ván khuôn cũng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng như sau:

– Phải chế tạo đúng theo hình dạng, kích thước và vị trí của các bộ phận kết cấu công trình;

– Phải kín khít: để có thể chứa dựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở trong nó.

5. Phân loại ván khuôn sử dụng phổ biến trong xây dựng

Có thể phân loại ván khuôn trong xây dựng theo nhiều cách khác nhau, căn cứ vào đối tượng kết cấu sử dụng, cấu tạo, mức độ khó khăn trong thi công, vật liệu sử dụng.

5.1. Căn cứ vào đối tượng kết cấu sử dụng

Tất cả các loại ván khuôn trong cách phân loại này, được xếp vào hai nhóm khuôn: nhóm đáy nằm (khuôn chịu lực) và nhóm thành đứng (khuôn không chịu lực).

– Hệ ván khuôn móng bê tông và bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng).

– Hệ ván khuôn tường bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng).

– Hệ ván khuôn cột bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn thành đứng).

– Hệ ván khuôn dầm, khuôn dầm liền sàn và khuôn sàn bê tông cốt thép. Trong đó: khuôn đáy dầm và khuôn sàn là thuộc nhóm khuôn đáy nằm, còn khuôn thành dầm thuộc nhóm khuôn thành đứng.

– Hệ ván khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép (thuộc nhóm khuôn đáy nằm).

– Hệ ván khuôn kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn (thuộc nhóm khuôn thành đứng).

– Hệ ván khuôn kết cấu bê tông khối lớn (thuộc nhóm khuôn thành đứng).

5.2. Căn cứ vào cấu tạo, cách chế tạo, sử dụng và tháo lắp

Theo cấu tạo và cách tháo lắp ván khuôn người ta phân ra: ván khuôn cố định, ván khuôn định hình (hay ván khuôn luân lưu), ván khuôn di động (di động ngang, di động lên cao), ván khuôn ốp mặt, ván khuôn đặc biệt.

5.2.1. Ván khuôn cố định

Ván khuôn cố định thường làm bằng gỗ, ít khi làm bằng kim loại, được gia công tại hiện trường. Khi chế tạo ván khuôn, người ta làm theo từng bộ phận kết cấu của công trình nào đó để đổ bê tông. Sau khi bê tông đông cứng tháo ra thì không thể dùng cho công trình khác loại, khi dùng cho công trình khác phải gia công lại.

Việc liên kết các tấm ván nhỏ thành các mảng lớn thường đóng bằng đinh nên vẫn khuôn chóng hỏng, hệ số luân chuyển thấp. Kích thước của các tấm gỗ và cách cấu tạo phụ thuộc vào kích thước của các kết cấu phần phải đúc.

Văn khuôn cố định được chế tạo theo thiết kế chuyên biệt, hệ số tái sử dụng thấp, chỉ sử dụng một lần duy nhất hay một vài lần, có hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền thấp hay do cấu kiến, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít có sản phẩm tương tự. Đầu tiên phải kể đến trong loại khuôn này là khuôn gỗ xẻ tự nhiên truyền thống, do gỗ làm khuôn là loại gỗ tạp nên tuổi thọ không cao, nhưng có thể tạo mọi loại kiểu hình dạng khuôn nên có thể dùng cho các thiết kế khuôn chuyên biệt.

Kiểu khuôn chuyển đổi mục đích sử dụng được nêu trong loại khuôn cố định này có thể kể đến:

– Khuôn đúc cột bằng chính bản thân hệ kết cấu thép cốt cứng của nhà bê tông cốt cứng như (khuôn cột dạng ống thép đúc bê tông vào trong, khuôn sàn thép tấm tạo sóng, dẩm thép hình làm kết cấu treo khuôn), sau khi hết vai trò làm khuôn thì tham gia vào thành phần kết cấu bê tông cốt thép như là hệ cốt thép cốt cứng.

– Khuôn đúc bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong phương pháp thi công bê tông cốt thép bán lắp ghép (nửa toàn khối nửa lắp ghép): lắp ghép cột, dầm, sàn bán lắp ghép. Các cấu kiện đúc sẵn đóng vai trò là khuôn khi thi công bê tông tại chỗ, nhưng sau đó lại là một phần của kết cấu công trình mà không phải tháo dỡ.

– Một kiểu cốp pha cố định khác chính là khuôn đất trong thi công cọc nhồi (vách hố cọc) và trong thi công top-down.

Ưu điểm của ván khuôn cố định là sản xuất dễ dàng.

Nhược điểm là tiêu hao nhiều vật liệu (vì phải cắt vụn để thích hợp với các chi tiết của kết cấu công trình) và nhân công, không kinh tế.

5.2.2. Ván khuôn định hình

Văn khuôn định hình hay còn gọi là ván khuôn luân lưu hoặc văn khuôn luân chuyển. Được chế tạo định hình thành từng bộ phận, từng tấm tiêu chuẩn trong các nhà máy hoặc các công xưởng. Khi đưa ra thi công tại công trường người công nhân chỉ liên kết với nhau bằng các phụ kiện tạo thành hình dáng chuẩn xác theo thiết kế để đổ bê tông. Sau khi bê tông đủ cường độ người ta tháo ra nguyên hình đem đi thi công các công trình khác. Loại này cho phép sử dụng nhiều lần, tháo lắp dễ dàng, ít thất lạc, mất mát. Cũng vì vậy loại ván khuôn này còn được gọi là ván khuôn tháo lắp hay ván khuôn luân lưu.

Trong thiết kế việc xác định kích thước của các tấm ván khuôn định hình cần phải xem xét một số yêu cầu:

– Số lượng mối nối phải đơn giản và ít nhất;

– Số loại tấm cho một kết cấu xây dựng phải ít nhất;

– Không nên sản xuất tấm có trọng lượng lớn hơn 70kg, vì trọng lượng lớn, lắp ghép thủ công rất khó khăn mà phải sử dụng cơ giới.

5.2.3. Ván khuôn di động

Ván khuôn di động (di chuyển) là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo.

Loại ván khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu trình khép kín nhưng khác với chu trình trên: ván khuôn di động được chế tạo 1 lần – vận chuyển đến công trình – lắp đặt một lần – (sử dụng – di chuyển mà không tháo lắp – rồi tái sử dụng) nhiều lần theo chu trình – đến khi xong thì tháo dỡ ra một lần duy nhất.

Ván khuôn trượt và ván khuôn leo là hai kiểu ván khuôn di động đứng, ván khuôn trượt di động liên tục, ván khuôn leo di động thành từng đợt rời rạc hơn. Việc kéo hoặc đẩy cho hệ khung dỡ ván khuôn nhờ hệ thống kích hoặc tới gắn vào hệ thống giàn giáo hoặc vào lõi kích nằm trong kết cấu đã thi công xong. Ván khuôn trượt sử dụng cho công trình có chiều cao (hoặc chiều dài) đáng kể và có hình dạng mặt cắt thay đổi ít hoặc không thay đổi.

Các kiểu ván khuôn di động ngang có thể kể tới ván khuôn kết cấu vòm của đường tuynel (đường hầm) di động trên hệ xe goòng đường sắt, ván khuôn đúc hẫng cân bằng của cầu bê tông cốt thép – dây văng hay dây võng, ván khuôn bay (ván khuôn tấm lớn) chế tạo kết cấu sàn nhà cao tầng.

Tất cả ván khuôn di chuyển dịch chuyển được (theo phương đứng hoặc phương ngang) là nhờ những thiết bị đặc biệt như: kích, tời, cần cẩu và những thiết bị liên kết, treo, đỡ. Đối với mỗi loại ván khuôn những thiết bị này được thiết kế theo chức năng chuyên dùng.

a) Ván khuôn di chuyển theo phương đứng:

Là văn khuôn mà khi tháo rời khỏi chu kỳ hoạt động này, nó dịch chuyển tới chu kỳ hoạt động tiếp theo theo phương đứng. Chúng được cấu tạo từ những tấm có chiều cao khoảng 1,2 – 1,5m, lắp vào toàn bộ chu vi công trình. Khi di chuyển, ván khuôn được nâng lên liên tục, hay từng chu kỳ cho đến khi thi công xong hết chiều cao công trình. Loại này có diện tích rất nhỏ so với bề mặt kết cấu công trình. Ngoài ra, hệ chống đỡ gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều vật liệu và nhân công so với loại ván khuôn cổ điển. Ván khuôn di chuyển theo phương đứng có thể phân ra:

a1) Ván khuôn trượt:

Ván khuôn trượt là loại ván khuôn di chuyển lên cao, nhưng việc di chuyển được tiến hành liên tục, đồng đều trong suốt quá trình đổ bê tông. Nó là một bộ ván khuôn hoàn chỉnh dùng để thi công đổ bê tông các cấu kiện thẳng đứng của một công trình. Các kết cấu nằm ngang như sàn, dầm sẽ được thi công riêng biệt theo các công nghệ khác.

Ván khuôn trượt dùng để đổ bê tông các công trình có chiều cao lớn, có tiết diện không đổi hoặc ít thay đổi, như xi-lô, đài nước, ống khói… Ván khuôn trượt được dùng rộng rãi để thi công bê tông toàn khối các công trình dân dụng. Đặc biệt là xây dựng nhà nhiều tầng có chiều cao lớn.

a2) Ván khuôn leo:

Ván khuôn leo là vẫn khuôn bám vào công trình để di chuyển lên cao. Bê tông sau khi đổ đạt cường độ cho phép, ván khuôn đợt dưới được tháo ra để lắp lên đợt trên. Việc thi công bằng ván khuôn leo phụ thuộc vào tính chất và thời hạn đổ bê tông của công trình, nhiệt độ môi trường, tốc độ đổ bê tông, mác bê tông, kinh phí làm ván khuôn.

Trong quá trình thi công, toàn bộ ván khuôn, hay một đoạn, có thể nâng lên theo từng chu kì, tùy thuộc vào thời gian kể từ khi đổ bộ tông cho đến khi bê tông đông kết (đủ cường độ cho phép tháo ván khuôn trong phạm vi ghép ván khuôn). Ván khuôn leo dùng để đổ bê tông những công trình có chiều cao lớn như: silo, ống khói, đập nước, tưởng dài và cao.

Sử dụng ván khuôn leo cho phép bỏ toàn bộ giàn giáo chống từ mặt đất đến độ cao công trình cần thi công. Ván khuôn leo cấu tạo theo dạng định hình từ tấm nhỏ (lắp, tháo bằng thủ công), hay tổ hợp lại thành tấm lớn (lắp, tháo bằng cơ giới). Điều chỉnh vẫn khuôn hoàn toàn bằng công cụ, thợ chuyên nghiệp.

a3) Ván khuôn treo:

Ván khuôn treo là vẫn khuôn bám vào hệ giáo dỡ để di chuyển lên cao. Toàn bộ ván khuôn được treo trên tháp nâng đặt ở trung tâm, và nâng lên bằng thiết bị nàng, theo từng chu kỳ, tùy thuộc vào thời gian ninh kết của bê tông (đủ cường độ, cho phép tháo ván khuôn để đưa ván khuôn lên đợt trên). Ván khuôn treo dùng vào các công trình có chiều cao lớn, tiết diện không đổi và thay đổi như: ống khói, tháp làm lạnh.

b) Ván khuôn di chuyển theo phương ngang:

Ván khuôn di chuyển theo phương ngang là hệ ván khuôn được cấu tạo bằng những tấm khuôn, liền kết vào khung đỡ. Khung đỡ lắp trên hệ thống bánh xe, chạy trên đường ray theo chiều dài công trình. Việc dịch chuyển này thực hiện bằng tời hay kích. Như vậy cho phép đổ bê tông theo từng phân đoạn.

Ván khuôn di chuyển theo phương ngang dùng để thi công các công trình bê tông cốt thép như mái nhà công nghiệp, vòm cuốn đơn các công trình có chiều dài lớn, tiết diện không thay đổi (như tuynel, đường hầm, mái chợ, kênh dẫn nước).

Để sử dụng được loại ván khuôn này công trình phải đủ dài, các đoạn của kết cấu lặp lại có tính chu kỳ. Một bộ ván khuôn tương ứng với một đoạn công trình.

5.2.4. Ván khuôn ấp mặt

Ván khuôn ốp mặt là loại ván khuôn rất kiên cố. Sau khi thi công, loại ván khuôn này được để lại làm bề mặt của kết cấu, nó có thể chịu được các tải trọng trong thi công và tải trọng nền, uốn của kết cấu.

Cấu tạo loại ván khuôn này có thể bằng bê tông cốt thép, hoặc bằng kim loại. Chúng được dùng ở những công trình đặc biệt như công trình cách nhiệt, công trình chống bức xạ.

5.2.5. Ván khuôn đặc biệt

Dùng cho các công trình phụ thuộc vào phương pháp đổ bê tông; ván khuôn rút nước cho bê tông, vẫn khuôn tự mang tải, ván khuôn lưu (chết), ván khuôn cho bê tông đúc sẵn.

5.3. Căn cứ vào mức độ khó khăn trong thi công

Theo độ lớn của bộ phận công trình, vị trí và tầm quan trọng của các bộ phận công trình đó, ván khuôn được phân loại như sau:

– Ván khuôn đơn giản, cho bê tông các loại kết cấu đơn giản (như móng bè, móng băng);

– Ván khuôn trung bình, cho công trình không sử dụng khung bê tông cốt thép, có sàn bình thường là sản phẳng;

– Ván khuôn phức tạp cho công trình có tường chịu lực, có sản với dầm chính dầm phụ và công trình có khung bê tông cốt thép, gồm: cột, dầm thẳng, sàn sườn có vắt hoặc không có vát;

– Ván khuôn đặc biệt cho sàn có nhiều ô, cầu thang thẳng, sàn hình nấm đa giác, sàn xi-lô, dải nước, khung nghiêng.

– Ván khuôn đặc biệt phức tạp cho vòm, sàn nấm hình cong, cầu thang xoáy ốc, dàn kèo, phễu, tháp làm lạnh.

5.4. Căn cứ vào vật liệu sử dụng

Theo vật liệu làm ván khuôn, người ta có thể phân ra 3 loại chính:

5.4.1. Ván khuôn gỗ làm bằng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán chịu nước, gỗ ép bền nước

Ván khuôn được lắp đặt tại công trường bằng gỗ xẻ, gỗ dán hoặc tấm chống ẩm. Chế tạo dễ dàng nhưng tốn thời gian cho các kết cấu lớn và gỗ có tuổi thọ tương đối ngắn. Nó vẫn được sử dụng vì chi phí nhân công thấp, chi phí để mua sắm ban đầu thấp. Đây cũng là loại ván khuôn linh hoạt nhất, do đó các bộ phận phức tạp vẫn có thể sử dụng nó khi các loại ván khuôn khác được sử dụng.

Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm ván khuôn phủ film tấm lớn (1220 x 2440mm) của công ty Minh Dương. Sản phẩm có 2 loại là cốt tre hoặc cốt gỗ cứng, độ dày 12, 15 và 18mm. Sản phẩm sử dụng keo chịu nước, có thể luân chuyển được 10-15 lần. Với kích thước lớn, sản phẩm phù hợp với các công trình nhà cao tầng cao cấp có mặt sản rộng, dễ thi công. Số lần luân chuyển cao nên giá thành đầu tư thấp. Bề mặt nhẵn bóng, giảm chi phí và nhân công trát tường sau khi đổ bê tông.

5.4.2. Ván khuôn kim loại làm bằng tôn mỏng, nhôm cứng (hợp kim nhóm)

Đây là loại ván khuôn định hình hay thường được gọi là ván khuôn chế tạo sẵn (Engineered Formwork Systems). Ván khuôn này được lắp đặt dựa trên các module chế tạo sẵn với một khung kim loại (thường là thép hoặc nhôm).

5.4.3. Ván khuôn nhựa làm bằng nhựa tái sinh hoặc vật liệu composite

Ván khuôn nhựa là loại ván khuôn được module hóa và lồng vào nhau, sử dụng để xây dựng các kết cấu bê tông biến đổi nhiều, nhưng khá đơn giản. Các tấm có trọng lượng nhẹ và rất cứng. Chúng đặc biệt phù hợp với chi phí thấp; dự án nhà ở hàng loạt.

5.4.4. Các loại ván khuôn khác

– Ván khuôn làm bằng cao su, chất dẻo

Ván khuôn ốp mặt làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép và kim loại. Trong quá trình đổ bê tông các tấm ốp mặt được liên kết chặt với chính kết cấu của bê tông công trình và nằm lại ở công trình với chức năng trang trí bề mặt.

– Ván khuôn làm bằng các tấm định hình, liên kết với các kết cấu lắp ghép bằng bulông hoặc bằng dây thép vặn xoắn.

– Ván khuôn hỗn hợp của các vật liệu trên.

– Ván khuôn đất.

Dù phân loại ván khuôn theo cách nào, trong thực tế thi công chúng ta thường dùng nhất vẫn là ván khuôn cố định và ván khuôn luân chuyển (luân lưu).

6. Yêu cầu khi sử dụng ván khuôn

Ván khuôn là một công cụ thi công rất cần và quan trọng cho việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong nhà máy. Vì vậy khi chế tạo, sử dụng, ván khuôn cần đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Đa số ván khuôn được làm bằng gỗ, hoặc bằng kim loại, được sản xuất ở trong nhà máy, công xưởng hoặc ở ngay hiện trường.

Dù sản xuất ở đâu cũng phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng ván khuôn đảm bảo an toàn trong xây dựng như sau:

– Công tác ván khuôn phải thực hiện phù hợp với các quy phạm hiện hành của các công tác có liên quan. Ngoài ra, khi thiết kế ván khuôn, cần theo các tiêu chuẩn thiết kế có liên quan.

– Ván khuôn cần được thực hiện theo bản vẽ thiết kế. Đối với những dạng ván khuôn phức tạp, cần thực hiện đồng thời giữa thiết kế công trình và thiết kế ván khuôn; với những dạng ván khuôn quen thuộc như cột, dầm, sàn cần thực hiện đầy đủ những quy định chung để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật.

– Ván khuôn cần được chuẩn bị ở ngoài công trình xây dựng theo thứ tự sử dụng.

– Những cấu kiện của ván khuôn và các phụ kiện kèm theo phải được gia công theo bản vẽ thiết kế: nghiệm thu thấy đạt yêu cầu mới cho xuất xưởng.

– Ván khuôn mang đến công trình cần được chuẩn bị kỹ càng, đánh dấu từng cẩu kiện, ở vị trí dễ thấy, bằng sơn; ván khuôn phải hoàn chỉnh với các chi tiết kèm theo. Số lượng và thời gian dùng ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu thi công liên tục theo tiến độ xây dựng công trình.

– Ván khuôn giàn giáo phải được sử dụng theo đúng quy định, có theo dõi. Ván khuôn nên được sử dụng lại, với số lần càng nhiều càng tốt. Đối với ván khuôn gỗ phải dùng được từ 3-7 lần, ván khuôn kim loại phải dùng được từ 50 – 200 lần. Để dùng được nhiều lần ván khuôn sau khi dùng xong phải được cạo, tẩy sạch sẽ; phải bởi dầu mỡ, cất đặt vào những nơi khô ráo. Gỗ dùng để sản xuất ván khuôn thường là gỗ nhóm V-VII.

– Công tác ván khuôn cần được thực hiện theo dây chuyền sản xuất. Khi gia công cần bố trí hợp lý công cụ sản xuất, vật liệu, tổ chức vận chuyển. Khi lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, cần phân chia thành những đoạn thi công và phối hợp với các công việc khác như đặt cốt thép, đổ bê tông.

– Để thực hiện công tác ván khuôn tại công trình, cần làm cho mỗi khu vực xây dựng có đủ nhân lực với những dụng cụ đồng bộ,

– Ván khuôn phải:

  • Có hình dạng, kích thước phù hợp với những bộ phận kết cấu và công trình có trong bản vẽ thiết kế;
  • Phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh.
  • Chịu được tải trọng bản thân của ván khuôn, bê tông, cốt thép, trọng lượng của người khi đổ bê tông, sức gió.
  • Kín khít không cho nước và vữa xi măng chảy ra;
  • Gọn, nhẹ, tiện dụng, vận chuyển, tháo, lắp dễ dàng và thuận lợi; khi tháo ván khuôn, không gây sứt mẻ, vỡ nứt bê tông, cũng như hư hỏng ván khuôn; không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép và đổ bê tông;
  • Tạo được bề mặt bê tông phẳng và nhẵn;
  • An toàn khi sử dụng;

– Khi tháo ván khuôn, giàn giáo, không được gây lực chấn động, vì dễ làm hư hỏng bê tông. Các cột giáo chống đỡ chịu tải trọng công trình, cần đặt trên các tấm đệm điều chỉnh được độ cao (như nêm, kích, đệm) hoặc bản thân cột giáo có trang bị bộ phận điều chỉnh được độ cao (như bố trí vít xoay tại chân cột, đầu cột, hoặc cách chân cột một khoảng từ 0,8 – 1m).

ván khuôn giàn giáo

Ván khuôn là gì? phân loại, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật (2024)

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Rev. Porsche Oberbrunner

Last Updated:

Views: 6321

Rating: 4.2 / 5 (73 voted)

Reviews: 80% of readers found this page helpful

Author information

Name: Rev. Porsche Oberbrunner

Birthday: 1994-06-25

Address: Suite 153 582 Lubowitz Walks, Port Alfredoborough, IN 72879-2838

Phone: +128413562823324

Job: IT Strategist

Hobby: Video gaming, Basketball, Web surfing, Book restoration, Jogging, Shooting, Fishing

Introduction: My name is Rev. Porsche Oberbrunner, I am a zany, graceful, talented, witty, determined, shiny, enchanting person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.